Error message

Deprecated function: implode(): Passing glue string after array is deprecated. Swap the parameters in drupal_get_feeds() (line 394 of /home3/thanhkin/public_html/hoptinhhoply.org/includes/common.inc).

Chào mừng quý đọc giả!

Quý vị đang viếng thăm trang nhà Hợp Tình Hợp Lý. Đây là nơi quý vị sẽ tìm thấy những bài viết bàn về những vấn đề khoa học, triết lý, phong tục và tôn giáo. Có thể có những bài động chạm đến những điều quý vị tin lâu nay và làm quý vị phật lòng. Tuy nhiên, xin quý vị đừng bỏ đi vội mà tốn chút thì giờ đọc chúng. Có thể một trong các bài này đem đến cho quý vị một cuộc cách mạng tâm linh và nhờ đó quý vị trở lại thờ phượng Đấng Tạo Hóa chăng? 

Chủ bút: Tiến sĩ Lê Anh Huy

Giảm nghèo

Đức Chúa Giê-xu có một lần phán với các môn đệ của Ngài: “Các ngươi luôn luôn có người nghèo…” (Thánh Kinh, Mác 14:7). Phán như vậy, Ngài khẳng định giàu nghèo là một thực tế trong mọi xã hội loài người. Tuy vậy, đã có nhiều người nổ lực đi ngược lại thực tế này. Cụ thể là đầu thế kỷ 20, phong trào cộng sản trổi lên với khẩu hiệu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “bình đẳng xã hội” v.v. và kết quả là có khoảng cả trăm triệu người, cả người giàu lẫn người nghèo, bị các chính phủ cộng sản như Liên Xô, Trung Hoa, Việt Nam, Campuchia, v.v. trên thế giới giết. Tại nước Mỹ, từ đời tổng thống Roosevelt đến nay, chính phủ Mỹ đã chi tổng cộng hàng trăm ức (một ức bằng một ngàn tỉ) Mỹ kim nhưng tỉ lệ giàu nghèo ở nước Mỹ vẫn không cải thiện đáng kể.

Vật không-sống cũng thông minh nhưng ác

Trong khi vi khuẩn được xem là vật sống thì vi-rút không được xếp vào hạng sinh vật vì vi khuẩn tự sinh sôi nẩy nở được và virút thì không (xin xem "Vi khuẩn và Vi rút: Lành, dữ và làng nhàng"). Do đó, vi rút phải nhờ vào động cơ sinh sản của tế bào vật chủ để sinh sôi. Thật ra các khoa học gia biết cách thức vi rút sinh sôi trong nhiều năm qua, nhưng chỉ mới gần đây, tiến trình vi rút lợi dung vật chủ để sinh sôi lần đầu tiên được chụp ảnh bằng kỹ thuật cryo-electron tomography do một số nghiên cứu gia của Đại Học University of Texas at Austin thực hiện. (Đại học này tọa lạc trong thủ đô Austin của tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.) Video minh họa tiến trình vi rút T7 tấn công và nhiễm bệnh vi khuẩn E. Coli (là vật chủ trong trường hợp này) được đăng trên youtube.

Nghe bài ca “Hai Mươi Năm” của Phan Văn Hưng

Hai mươi năm, sáng tác của Phan Văn Hưng do chính tác giả trình bày, là một bài ca não nuột của một người ly hương. Ngoài trừ những tiếng khóc kích thích lúc chào bài và kết bài, không có điểm nào về bài hát mà tôi không thích. Mới nghe hai câu đầu, lòng tôi đã bị đánh động, vì ngày nay, 38 năm sau ngày Miền Nam bị mất, 18 năm sau khi tác giả lần đầu tiên trình bày bài ca này, tôi xếp tôi vào khoảng giữa hai lớp người: “Đàn trẻ thơ nay đã lớn, và chàng trai nay đã già.” Hai câu đầu đem lại cho tôi hai nỗi buồn thấm thía: nỗi buồn ly hương và dấu vết thời gian. Nhiều bạn đồng đạo chê rằng tôi “đời” quá, nhưng làm sao đây khi tôi có hai quê hương, một quê hương trên thiên đàng, và một quê hương trên đất, mà quê hương nói sau đang còn trong xiềng xích. Hồn của một người cứ khắc khoải khi xa quê hương trên đất (Giê-rê-mi 22:27) nhưng linh của hắn không yên nghĩ khi chưa về được quê hương vĩnh hằng trên trời (Hê-bơ-rơ 11:16). Tôi không muốn ráng làm người “thánh” chỉ muốn làm người bằng xương bằng thịt, biết đau và biết buồn.

Pages

Subscribe to Hợp Tình Hợp Lý RSS